Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Câu hỏi thào luận môn Nhà nước và pháp luật (Lần 1, 2, 3)

KHOA NHÀ NƯỚC – PHÁP LUẬT

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị – hành chính tại chức (TC,H)
Học viên phải chuẩn bị dề cương trước buổi thảo luận

I.  THẢO LUẬN LẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

1.     Trình bày vị trí, chức năng các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở của nước ta hiện nay.
2.     Phân tích khái niệm, đặc điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và phương hướng xây dựng, hoàn thiện nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đề xuắt giải pháp góp phần thực hiện quyền lực của nhân dân.
3.     Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp  2013 (trong đó dùng -> chỉ mối quan hệ hình thành, dùng ---> chỉ quan hệ lãnh đạo, kiểm tra, giám sát) và chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đó.
4.     So sánh ( giống và khác nhau) về vị trí pháp lý và chức năng giữa Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giữa Chính phủ và Uỷ ban nhân dân.


II.  THẢO LUẬN LẦN 2: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

1.     Phân tích bản chất, chức năng, vai trò của pháp luật XHCN Việt Nam.
2.     Lấy ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Từ đó phân biệt hai loại văn bản trên.
3.     Lấy ví dụ về một quan hệ pháp luật và xác định:
               _    Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật đó.
               _    Các yếu tố cấu thành của QHPL trên.
4.     Lấy ví dụ về một vi phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật đó.
5.     Phân tích tính tất yếu phải tăng cường pháp chế và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.










III.  THẢO LUẬN LẦN 3: PHẦN MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN

1.     Lấy ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình.
2.     Tự lấy ví dụ về 01 vi phạm hành chính và 01 ví dụ về tội phạm (vi phạm hình sự), phân tích các yếu tố cấu thành của các vi phạm pháp luật trên. Qua đó hãy cho biết sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm.
3.     Lấy ví dụ về một hợp đồng dân sự và phân tích các điều kiện để hợp đồng dân sự đó có hiệu lực.
4.     Tự lấy ví dụ về một trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.
5.     Bài tập thừa kế:
  Ong A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông.
  Căn cứ vào quy định của pháp luật về thừa kế, anh (chi) hãy phân chia di sản của bà B trong những trường hợp sau:
a.     Trường hợp 1: Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu và cho qũi từ thiện 50 triệu.
b.     Trường hợp 2:  Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho qũy từ thiện 200 triệu.
6.     Phân tích khái niệm tham nhũng, tác hại của tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng – 2006. Từ dó rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với cơ quan, đơn vị và bản thân.

File word (fixed font unicode)

Lịch học NN PL



Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

V/v Thi môn Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước

Lịch thi vào lúc 13 giờ 30 thứ 5 ngày 22/01/2015.

Dù đã rất cố gắng nhưng các anh (chị) sau phải nợ môn:
1. Nguyễn Thị Thanh Phương.
2. Huỳnh Lê Ái Trinh.
3. Nguyễn Hoàng Phi Yến.
4. Trần Minh Chí (Thi sau).

PS: Anh (chị) thông báo cho các anh (chị) khác trong nhóm để tránh việc phải đi lên dự thi vào buổi sáng. Và các anh (chị) cố gắng giúp đỡ ban cán sự lớp hoàn thành nghĩa vụ của mình để mọi thành viên trong lớp đều đạt được kết quả tốt trong kỳ thi cũng như các lần kiểm tra.

Thời sự - VnExpress RSS